CHIA SẺ

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY VÚ SỮA BẮC THẢO

Vú Sữa Bắc Thảo so với Giống Vú Sữa Khác thì được đánh giá là giống có sức đề kháng cao, ít bị sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên, Bà con cũng đừng vì thế mà chủ quan bỏ bê công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho Cây Vú Sữa Bắc Thảo. Một số loại sâu bệnh có thể gặp phải trên Cây Vú Sữa Bắc Thảo là Sâu Đục Trái, Sâu Ăn Bông, Sâu Đục Cành, Rệp Sáp… cùng một số bệnh như Bệnh Thán Thư gây thối quả, Bệnh Bồ Hóng…


Phòng trừ sâu bệnh hại Cây Vú Sữa Bắc Thảo

Sâu Đục Trái (Alophia sp.- pyralidae)

Cách gây hại: Sâu thường gây hại từ khi trái còn nhỏ đến chín. Thành trùng hoạt động vào ban đêm, con cái đẻ trứng lên vỏ trái, sâu cắn phá vỏ trái, đùn phân ra ngoài làm cho trái mất đẹp, giá bán không cao.

Biện pháp phòng trừ: Sau khi thu hoạch, Bà con cần tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành gãy…giúp vườn cây thông thoáng. Đồng thời, Bà con thu gom và tiêu hủy trái bị hại để sâu non không hóa nhộng và gây hại ở lứa tiếp theo. Khi thấy sâu non cần tiến hành phun thuốc: Basudin 50ND, Sumi Alpha 5EC, Karate 2,5EC, Cypermap 10EC… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì để diệt trừ.

Sâu Ăn Bông (Eutalodes anithivora – Gelechiidae)

Cách gây hại: Loại sâu này gây hại từ khi bông bắt đầu nhú ra đến khi hoa trổ nhụy, sâu non đục vào bên trong làm bông bị hư.

Biện pháp phòng trừ: Bà con khi phát hiện có sâu hại, phun các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như: Cyber Alpha 50ND, liều lượng theo hướng dẫn trên chai thuốc.


Sâu Ăn Bông hại Cây Vú Sữa Bắc Thảo

Sâu Đục Cành (Pachyteria equestris – Coleoptera)

Loài sâu này gây hại quanh năm. Con trưởng thành đẻ trứng lên đọt non, sâu non nở ra ăn vào trong cắn phá cành, làm chết cành.

Biện pháp phòng trừ: Bà con cần thường xuyên thăm vườn, nếu thấy có mọt đổ từ các cành thì dùng que xoi vào lỗ đục và bắt bằng tay hoặc bơm thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn vào các lỗ đục, sau đó trám lỗ đục lại bằng đất sét hoặc sáp.

Rệp Sáp (Pseudococcus sp.)

Hiện có nhiều loài Rệp Sáp gây hại trên Vú Sữa Bắc Thảo. Rệp chích hút lên lá, lên trái…. Rệp tấn công từ khi trái còn nhỏ đến khi thu hoạch làm cho trái không phát triển. Ngoài ra, Rệp tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho Nấm Bồ Hóng phát triển, làm mất phẩm chất trái.

Biện pháp phòng trừ: Bà con tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có Rệp Sáp để rửa trôi Rệp. Đối với mật số Rệp cao cần tiến hành phun thuốc diệt trừ và có thể bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0.5% để tăng hiệu lực của thuốc.

Bệnh Thối Trái (Do nấm Colletotrichum sp.)

Cách gây bệnh: Nấm bệnh tấn công trái từ khi trái còn non đến khi thu hoạch. Ban đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn màu nâu hoặc nâu đen, sau đó vết bệnh lan rộng ra và các vết bệnh nối tiếp nhau bao phủ cả trái. Trái bệnh thường bị chai sượng và rụng.


Bệnh Thối Trái hại Cây Vú Sữa Bắc Thảo

Ngoài ra, Nấm Lasiodiplodia theobromae cũng làm cho trái bị thối khi thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ. Với vết bệnh ban đầu nơi gần cuống trái do thu hoạch không chừa cuống hoặc vỏ trái bị trầy xước, sau đó vết bệnh lan dần làm hư thối cả trái.

Biện pháp phòng trừ: Bà con cần vệ sinh vườn, tỉa bỏ và thu gom những trái bị bệnh lại để tiêu hủy. Bà con không nên trồng quá dày, tỉa bỏ cành vô hiệu để giúp vườn thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.

Khi thu hoạch tránh gây bầm dập, trầy xước trái, không làm rụng cuống trái để giúp vườn thông thoáng, hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh. Bà con cần theo dõi thường xuyên nếu thấy bệnh phát triển nhiều thì phun các loại thuốc như Antracol 70WP, Benlate 50WP, Manzate 80WP, Daconil 75WP, Carben 50SC, Thio – M 70WP…Ngoài ra, xử lý trái bằng nước nóng ở 520 C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối trái.

Bệnh Bồ Hóng (Do Nấm Capnodium sp.)

Cách gây bệnh: Nấm bệnh tạo thành từng mảng đen như Bồ Hóng bám trên mặt lá, trên trái làm giảm quang hợp của lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bồ Hóng bám trên trái làm mã trái xấu bán không được giá. Nấm bệnh phát triển trên các Vườn Vú Sữa có Rầy Mềm, Rệp Sáp, Rệp Dính… vì chất thải của Rầy, Rệp giúp nấm phát triển. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng.

Biện pháp phòng trừ: Bà con không trồng quá dày, cần tỉa cành tạo tán hợp lý để vườn cây thông thoáng. Mùa nắng, Bà con chú ý phòng trị Rệp Sáp, Rầy Mềm, Rệp Dính, bằng các loại thuốc như Supracide 40EC, Trebon 10EC, Actara…Khi thấy có Nấm Bồ Hóng: phun các loại thuốc có gốc đồng như Coc 85, Copper Zine, Copper B.

XỬ LÝ CÂY VÚ SỮA BẮC THẢO RA TRÁI NGHỊCH MÙA

Các nhà vườn trồng Vú Sữa Bắc Thảo thường rỉ tai nhau về cách xử lý để Cây Vú Sữa Bắc Thảo ra trái sớm, ra trái nghịch mùa để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Quá trình xử lý Vú Sữa Bắc Thảo ra trái nghịch mùa không quá khó chỉ cần Bà con nhà vườn nắm vững các bước dưới đây.


Xử lý Cây Vú Sữa Bắc Thảo ra trái nghịch mùa

Các bước xử lý Vú Sữa Bắc Thảo ra trái nghịch mùa

Bước 1: Vào khoảng cuối tháng 12 (âm lịch), khi trên cây vẫn còn một số trái (trái cuối mùa, xấu, chất lượng kém) thì tiến hành lặt bỏ trái. Bà con vệ sinh vườn tược, tỉa cành tạo tán loại bỏ những cành bị sâu bệnh, héo khô..

Bước 2: Bà con tiến hành rút hết nước trong mương vườn (xiết nước), để đất vườn khô cằn lại. Sau khi xiết nước 10-15 ngày, khi thấy lá cây sắp héo thì tiến hành bơm nước vào đầy vườn (bơm lùa), giữ nước trong vườn để nước ngấm hết vào trong liếp đất. Khoảng nửa ngày sau, khi thấy nước rút cạn thì bơm tiếp lần 2.

Bước 3: Bà con quan sát, khi nào thấy nước của lần bơm thứ 2 vừa cạn thì bón cho mỗi cây 5 kg vôi bột (cây 5-10 năm tuổi), bằng cách rải đều vôi trên mặt vườn. Sau khi bón vôi một tuần, tiếp tục rải bón cho mỗi cây 10-15 kg phân chuồng đã được ủ hoai mục. Sau bón phân chuồng 7-10 ngày, hốt bùn mương rải và xoa đều lên mặt vườn một lớp mỏng 3-5 cm. Khi lớp bùn khô nứt, thì rải bón cho mỗi cây 2,0-2,5 kg phân NPK (loại 15-15-15).


Các bước xử lý Vú Sữa Bắc Thảo ra trái nghịch mùa

Ba ngày đầu sau khi rải phân, mỗi ngày tưới nước một lần cho phân tan và ngấm dần xuống đất. Sau đó cứ cách 3 ngày lại tưới một lần. Sau 5 lần tưới (cách 3 ngày) thì chuyển sang tưới 5 ngày một lần cho đến khi mùa mưa xuống (trong mùa mưa, nếu gặp đợt hạn kéo dài phải tưới bổ sung, đảm bảo đất vườn luôn đủ ẩm). Sau khi bón phân NPK khoảng một tháng thì Cây Vú Sữa ra tược non và ra hoa.

Lưu ý, tại 3 thời điểm: khi trái lớn cỡ đầu ngón tay, khi trái lớn cỡ trứng vịt và trước khi thu hoạch trái khoảng một tháng, tại mỗi thời điểm này bón thêm cho mỗi cây 2-3 kg phân NPK (loại phân như trên) để nuôi trái (nhớ khi bón xong phải tưới mỗi ngày một lần (tưới 3 ngày liền) để phân tan, ngấm xuống đất).

Nếu làm theo cách này, Cây Vú Sữa Bắc Thảo sẽ cho thu hoạch trái vào đầu tháng 9 đến đầu tháng 10 (âm lịch), giá bán cao gấp 3-4 lần lúc chính vụ (rằm tháng 11 đến rằm tháng 1 năm sau).

Cách phòng trừ sâu bệnh cho Cây Vú Sữa Bắc Thảo


Cách phòng trừ sâu bệnh cho Cây Vú Sữa Bắc Thảo

Trái Vú Sữa Bắc Thảo nghịch vụ cũng có thể bị sâu bệnh gây hại vì vậy Bà con cần chú ý các biện pháp phòng trừ kịp thời. Bà con có thể xịt thuốc Regent để trừ Sâu Đục Trái, Rệp Sáp khi trái lớn cỡ ngón tay tiến hành… Khi trái lớn cỡ trứng vịt, xịt thuốc Regent và Anvil để phòng trừ sâu, bệnh trước khi bao trái. Sau khi xịt thuốc 3 ngày thì dùng bao giấy hoặc bao chuyên dùng bao trái lại, để phòng ngừa Sâu Đục Trái, Ruồi Đục Trái, Bệnh Thối Trái…

CÁCH CHĂM SÓC CÂY VÚ SỮA BẮC THẢO

Trồng và chăm sóc Cây Vú Sữa Tím Bắc Thảo không khó, nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như đắp mô cao ráo để tránh úng ngập, đất phải tơi xốp, nước tưới đầy đủ, trồng thưa, chỗ trảng nắng, bón phân đúng kỹ thuật, thường xuyên tỉa cành tạo tán… cây sẽ sinh trưởng phát triển nhanh, sớm cho trái với hiệu quả kinh tế cao.


Cách chăm sóc Cây Vú Sữa Bắc Thảo

Chăm sóc cây từ 0-3 năm tuổi
Tưới nước và giữ ẩm: Giai đoạn ngay sau khi mới trồng cây con còn yếu cần chú ý chăm sóc, chú ý tưới nước thường xuyên mỗi tuần từ 3-5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước/cây nhất là vào mùa nắng. Nên giữ mực nước trong mương cách mặt luống ít nhất 40 cm. Bà con dùng rơm tủ gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Đồng thời cần làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng, nên cắt bớt cỏ trong vườn, hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong Vườn Cây Ăn Trái.

Bón phân: Sau khi trồng đến một năm Bà con sử dụng 70–80ml Greenfield 555 tưới gốc + 20g Urê, hoà phân vào nước để tưới, mỗi tháng nên bón phân 1 lần. Đối với Cây Vú Sữa từ 1 – 3 năm tuổi, Bà con cần bón 1–2 kg hỗn hợp gồm Urê, Greenfield 555, NPK 16–16–8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:3:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây (năm đầu dùng 1kg phân, sau đó tăng dần).

Tỉa cành tạo tán: Trong ba năm đầu nên tỉa cành để Cây Vú Sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Bà con chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

Chăm sóc cây từ 3 năm tuổi trở lên


Chăm sóc Cây Vú Sữa Bắc Thảo từ 3 năm tuổi trở lên

Giai đoạn này cây đã phát triển ổn định và bắt đầu cho trái, ngoài những công việc chăm sóc như giai đoạn trước như làm cỏ, tưới nước, giữ ẩm, tỉa cành tạo tán… thì Cây Vú Sữa Bắc Thảo cần lượng dinh dưỡng cao để nuôi cây, nuôi trái. Bà con cần lưu ý kỹ thuật chăm sóc đặc biệt hơn như sau:

Bồi bùn cho cây: Hàng năm, Bà con cần thường xuyên bồi bùn vào mô trồng, nên phơi khô bùn sau khi vét mương rồi sau đó bồi vào mô. Nếu Vườn Cây Vú Sữa chưa có hệ thống đê bao ngăn lũ thì phải bố trí hệ thống thoát nước tốt vì Cây Vú Sữa không chịu được ngập úng.

Đối với cây quá già cỗi: Cây cho lá nhỏ, trái nhỏ, chậm ra nhánh mới; để trẻ hóa Vườn Cây Vú Sữa này cần cưa bỏ từ 30–60% số cành để cây phát triển cành mới, số cành mới phát triển sẽ cho trái lớn hơn, tốt hơn vào các vụ sau. Lưu ý quan sát và phòng trừ sâu hại cho cành mới, cành này có khả năng cho trái sau 12 – 18 tháng.

Bón phân cho Vú Sữa Bắc Thảo


Bón phân cho Vú Sữa Bắc Thảo

Từ năm thứ tư sau khi trồng, Cây Vú Sữa bắt đầu cho trái. Bà con cần bón 2 – 3 kg hỗn hợp gồm Urê, DAP, NPK 16 – 16 – 8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:1:1; chia làm 4 lần bón trong năm bón vào lúc cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Lượng phân bón trên áp dụng cho cây 4 – 5 năm tuổi.

Từ năm thứ 5 trở đi, cây bước sang giai đoạn cho trái ổn định, và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Bà con cũng bón 4 lần như trước với liều lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây từ 6 năm đến trên 20 năm.

Lần 1 lúc ra hoa bón 5–10 kg phân hữu cơ hoai/cây và 3 – 6 kg gồm NPK (20 – 20 – 15 hoặc 16 – 16 – 8), Urê và phân lân theo tỉ lệ 1/1/1. Lần 2 từ lúc đậu trái lúc trái bằng nút áo với lượng 2 – 4 kg phân/cây gồm Urê và DAP theo tỉ lệ 2/1. Lần 3 giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2cm, với 2 – 3 kg phân NPK/cây (dạng phân như nói trên). Lần 4 giai đoạn trước thu hoạch 1 – 2 tháng với liều lượng 1 – 2 kg phân NPK/cây. Các lần bón phân cách nhau từ 2,5 – 3 tháng.

Phương pháp bón: Trước khi bón phân, Bà con nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu phủ gốc rồi bón lên mặt luống hoặc xới rãnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5-7 ngày cho phân tan vào đất.

KỸ THUẬT TRỒNG VÚ SỮA BẮC THẢO

Cây Vú Sữa Bắc Thảo khi trồng cũng đơn giản như những Giống Vú Sữa Khác. Người trồng cần chú ý khâu chọn giống, lựa chọn thời vụ trồng, mật độ trồng, làm đất trồng và kỹ thuật trồng sao cho đúng để Cây Vú Sữa Bắc Thảo con có thể nhanh thích nghi với điều kiện sống mới.


Cây Giống Vú Sữa Bắc Thảo

Cách chọn Cây Giống Vú Sữa Bắc Thảo

Cây Vú Sữa Bắc Thảo thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc ghép. Theo đó những cây mẹ có năng xuất cao, độ tuổi từ 6-10 năm, cây không bị sâu bệnh sẽ được lựa chọn để nhân giống.

Cây giống được mang đi trồng là những cây khỏe mạnh, lá có màu xanh không có dấu hiệu bị sâu bệnh. Cây giống được ươm trong vườn ươm từ 4-6 tháng, chiều cao cây đạt từ 40-60cm.

Thời vụ và mật độ trồng Vú Sữa Bắc Thảo

Bà con có thể trồng Vú Sữa Bắc Thảo vào bất cứ thời điểm nào trong năm nếu chủ động được nguồn nước tưới, tuy nhiên trồng vào mùa mưa sẽ ít tốn công tưới. Tùy theo điều kiện vùng cao thấp, và điều kiện mương liếp chúng ta có thể bố trí theo các khoảng cách hàng cách hàng 6m, cây cách cây 8m với mật độ khoảng 200 – 22cây/ha. Các vùng đất cao bố trí khoảng cách 6m X 6m /cây theo kiểu nanh sấu với mật độ 250 – 270cây/ha. Bà con có thể trồng xen rau màu, Cây Ăn Trái ngắn ngày trong 1 – 3 năm đầu để tăng thu nhập.


Thời vụ và mật độ trồng Vú Sữa Bắc Thảo

Phân bón lót cho Vú Sữa Bắc Thảo

Bà con trộn phân hữu cơ đã hoai mục với Trichoderma để tăng vi sinh vật đối kháng trong đất khống chế nấm bệnh. Bà con có thể dùng chế phẩm EM để thúc đẩy phân mau hoai và cung cấp thêm vi sinh vật hữu ích cho cây trồng. Kỹ thuật bón phân lót là mỗi mô bón 10–15kg phân hữu cơ hoai (đã ủ ở phần trên), 0,3kg super lân, 0,1kg DAP.

Kỹ thuật trồng Cây Vú Sữa Bắc Thảo


Kỹ thuật trồng Cây Vú Sữa Bắc Thảo

Đầu tiên, Bà con đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mô đất trồng, cắt bỏ vỏ bầu lấp đầy hố bằng hỗn hợp (phân bón lót với đất) trên, nét chặt, cắm cọc cố định cây và tưới nước.

Sau khi trồng trong giai đoạn đầu cần che bóng cho cây hạn chế bớt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến cây trong thời gian 1 – 2 năm đầu. Do Rễ Cây Vú Sữa ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. Vì vậy, Bà con cần phải tủ gốc cho cây lằng rơm rạ, lá mục… để giữ ẩm cho đất, lưu ý khi tủ gốc cần tủ cách gốc 30 – 50cm.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

CÁCH PHÂN BIỆT VÚ SỮA BẮC THẢO VỚI VÚ SỮA LÒ RÈN

Vú Sữa Lò Rèn từ lâu đã nổi tiếng và trở thành loại trái cây đặc sản của vùng sông nước Miền Tây. Tuy nhiên, Vài năm gần đây Cây Vú Sữa Lò Rèn gặp vấn nạn “Sâu bệnh, cây nhanh lão hóa” vì thế xuất hiện nhiều Giống Vú Sữa Khác được Bà con trồng thay thế. Các Giống Vú Sữa được trồng thay thế đó là Vú Sữa Bơ Hồng, Vú Sữa Vàng… Đặc biệt phải kể đến Giống Vú Sữa Tím Bắc Thảo với nhiều ưu điểm vượt trội.


Cách phân biệt Vú Sữa Bắc Thảo với Vú Sữa Lò Rèn

Cách nhận biết hai giống Vú Sữa Bắc Thảo và Vú Sữa Lò Rèn

Thân, cành, lá: Cây Vú Sữa Lò Rèn lớn nhanh và có thể cao từ 15-20m, lá màu xanh, mọc so le, hình ô van đơn, mép liền dài từ 5-15cm, mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn xa. Vú Sữa Tím Bắc Thảo thường thấp hơn, cây cao khoảng 10-15m, mức độ phân cành nhánh trung bình, lá rất to, hình trứng, mặt trên có màu xanh, không bóng, mặt dưới lá màu nâu nhạt và phiến lá hơi cong.

Hoa và quả: Hoa Vú sữa Lò Rèn có màu trắng, ánh tía và có mùi thơm ngát. Cây Vú Sữa Bắc Thảo ra hoa rộ từ tháng 3 – 4 (DL) trước Cây Vú Sữa Lò Rèn.


Cách nhận biết hai giống Vú Sữa Bắc Thảo và Vú Sữa Lò Rèn

Quả Vú Sữa Lò Rèn tròn hoặc hình cầu, vỏ mỏng, thịt trắng, quả màu vàng nhạt, hơi ửng hồng, phần vỏ còn lại có màu xanh nhạt, bóng, dài, mềm, nhiều nước, vị ngọt béo, mùi thơm thoảng. Lúc chín, quả phơn phớt vàng hồng, thoảng thơm, mát dịu, ngọt thanh.

Quả Vú Sữa Tím Bắc Thảo to 350 – 400g, dạng tròn, hơi dẹp hai đầu; vỏ trái dày từ 1,0 – 1,1 cm, có từ 6 – 8 hạt/trái; thịt trái màu trắng, có vệt tím gần vỏ quả, thịt trái hơi mềm, vị ngọt thanh, độ brix từ 14 – 15% và béo ít; tỷ lệ phần thịt ăn được khá cao, từ 40 – 45%. Khi chín thì trái chuyển từ xanh sang nâu tím bắt đầu từ đỉnh trái đến giữa trái và đến cuống trái.

Ưu điểm của Vú Sữa Bắc Thảo so với Vú Sữa Lò Rèn
So sánh về chất lượng trái thì Trái Vú Sữa Lò Rèn vẫn được đánh giá cao hơn trái Vú Sữa Bắc Thảo. Nhưng so sánh về hiệu quả kinh tế thì trồng Vú Sữa Bắc Thảo lại được đánh giá cao hơn. Vì thế, nhiều nhà vườn ở Miền Nam nói chung và ở vùng Vĩnh Kim nổi tiếng trồng Vú Sữa nói riêng đang ngày càng ưa chuộng trồng Vú Sữa Bắc Thảo hơn.

Cây Vú Sữa Bắc Thảo có tuổi thọ cao hơn từ 15-20 năm, cây ít bị lão hóa và sâu bệnh tấn công hơn so với Cây Vú Sữa Lò Rèn.


Ưu điểm của Vú Sữa Bắc Thảo so với Vú Sữa Lò Rèn

Vú Sữa Bắc Thảo có khả năng cho trái sớm hơn sau khi trồng và năng suất cao đạt từ 40-50kg trái/cây, hơn nữa thời vụ trái chín cho thu hoạch sớm hơn Vú Sữa Lò Rèn và các Giống Vú Sữa Khác nên bán được giá cao hơn.

Trái Vú Sữa Tím Bắc Thảo ngày càng được thị trường chấp nhận vì trái to so với các loại Vú Sữa Khác (khoảng 3 trái/kg), màu tím rất đẹp, vỏ cứng, có thể chuyên chở xa không bị dập, thịt ngọt, dai, giòn, ít mủ, ít hột.

HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO NHỜ TRỒNG VÚ SỮA TÍM BẮC THẢO

Trong vài năm gần đây thị trường trái cây Miền Nam gặp phải vấn đề đầu ra thấp, thì Cây Vú Sữa Tím Bắc Thảo lại trở lên khan hiếm. Nhu cầu sử dụng Vú Sữa Tím Bắc Thảo tại các tỉnh Miền Bắc tăng mạnh, thương lái thu mua để xuất khẩu cũng tăng cao nhờ Trái Vũ Sữa Bắc Thảo to, ít ủ, thịt ngọt, vỏ dày dễ dàng vận chuyển đi xa.


Cây Vú Sữa Tím Bắc Thảo

Vì thế, Diện tích trồng Vú Sữa Tím Bắc Thảo tăng nhanh, nhiều tỉnh thành trước kia chuyên canh Vú Sữa Lò Rèn thì đến nay đã được thay thế tới 50% là Vú Sữa Tím Bắc Thảo.

Ưu điểm của Giống Vú Sữa Bắc Thảo

Ưu điểm đầu tiên của Giống Vú Sữa này là Trái Vú Sữa Tím Bắc Thảo được thị trường chấp nhận, đầu ra tốt vì trái to so với các loại Vú Sữa khác (khoảng 3 trái/kg), màu tím rất đẹp, vỏ cứng, có thể chuyên chở xa không bị dập, thịt ngọt, dai, giòn, ít mủ, ít hột (Vú Sữa Lò Rèn mủ nhiều, thịt nhão, ngọt ít).


Ưu điểm của Giống Vú Sữa Bắc Thảo

Ưu điểm thứ hai 
là dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Cây Vú Sữa Bắc Thảo không kén đất có thể trồng xen với những giống cây khác để tăng thu nhập. Cây cũng có thể trồng trên chính diện tích Vú Sữa Lò Rèn bị đốn bỏ do sâu bệnh, lão hóa sớm.

Ưu điểm thứ ba 
là Vú Sữa Bắc Thảo sinh trưởng nhanh, cây ít bị sâu bệnh, sớm cho trái. Cây có thể cho trái sớm chỉ sau 2-3 năm trồng, thời vụ ra hoa và đậu trái sớm hơn những loại Vú Sữa khác vì thế bán được giá hơn.

Hiệu quả kinh tế của Vú Sữa Bắc Thảo cho người dân

Hiện nay, Ngay cả vùng nổi tiếng trồng Vú Sữa Lò Rèn ở Vĩnh Kim nhiều hộ dân cũng đã bắt đầu trồng Giống Vú Sữa này để tăng thêm thu nhập. Sau hơn 3 năm chăm sóc, Vườn Vú Sữa Tím cho thu hoạch đợt đầu và cây có tuổi thọ cao từ 15-20, cây phát triển bền vững ít bị lão hóa như Vú Sữa Lò Rèn.


Hiệu quả kinh tế của Vú Sữa Bắc Thảo cho người dân

Cây Vú Sữa Bắc Thảo trên 5 năm tuổi năng suất đạt bình quân 40 kg trái/cây, nếu giá bán trái vụ có thể đạt từ 40-60 ngàn đồng/kg, chính vụ với những Giống Vú Sữa khác đạt 25 – 30 ngàn đồng. Như vậy, những hộ trồng Vú Sữa Tím đạt yêu cầu sẽ thu 250 – 300 triệu đồng/ha/năm.

VÚ SỮA BÁCH THẢO TRỒNG BAO LÂU CHO TRÁI

Vú Sữa Tím Bắc Thảo hay còn gọi là Vú Sữa Bách Thảo là Giống Vú Sữa đang được thị trường rất ưa chuộng và các nhà vườn quan tâm trồng để phát triển kinh tế. Giống Vú Sữa Bách Thảo có tuổi thọ từ 15-20 năm cây dễ trồng, dễ chăm sóc lại có khả năng ra hoa kết trái sớm sau chỉ 3-4 năm trồng.


Vú Sữa Bách Thảo trồng bao lâu cho trái

Tuy nhiên, Để Giống Vú Sữa Bách Thảo cho trái đúng độ tuổi năng suất cao thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cây giống, điều kiện khí hậu đất đai, kỹ thuật chăm sóc của người trồng.

Cách chọn Cây Giống Vú Sữa Bách Thảo

Cây Vú Sữa Bách Thảo muốn cho quả sớm thường được trồng từ cây chiết hoặc cây ghép. Cây giống được nhân giống từ câu mẹ khi ở độ tuổi từ 6-10 năm, cây con khỏe mạnh có sẵn sức lớn vì thế khi được trồng và chăm sóc đúng cách chúng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và sớm cho hoa trái.

Khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết trái

Cây Vú Sữa Bách Thảo ưa điều kiện khí hậu nhiệt đới từ 22-34 độ C, ưa đất phù sa đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua có độ pH 5,5-6,5. Đặc biệt cây chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt, trồng ở những nơi ít gió.


Khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết trái của Vú Sữa Bách Thảo

Không ít báo cáo nông nghiệp cho thấy Vú Sữa trồng ở Miền Bắc, Miền Trung cho tán lá rất xanh tốt nhưng chậm ra hoa, kết quả thậm chí là cây ra hoa nhưng không đậu quả hoặc ra ít hoa, ít quả hơn so với Vú Sữa khi trồng ở Miền Nam. Sở dĩ có những sự khác nhau này là do điều kiện khí hậu ở tỉnh Miền Trung, Miền Bắc không thực sự thuận lợi cho Cây Vú Sữa Bách Thảo cho năng suất cao được.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc ảnh hưởng đến năng suất Vú Sữa Bách Thảo

Cây Vú Sữa Bách Thảo trồng với mật độ lý tưởng là khoảng 200 cây/ha, nếu bị trông quá dày cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém, tán cây không đủ diện tích phát triển có thể dẫn đến sâu bệnh lây lan.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc ảnh hưởng đến năng suất Vú Sữa Bách Thảo

Từ năm thứ tư sau khi trồng, Cây Vú Sữa Bách Thảo bắt đầu cho trái. Tuy nhiên để có được khả năng cho trái vào năm thứ tư thì các năm trước đó Bà con nhà vườn cần phải chú ý chăm sóc để tạo đà phát triển cho cây để cây đủ khả năng cho hoa kết quả.

Đặc biệt, Khi cây đã bắt đầu vào giai đoạn kinh doanh, muốn cây cho năng suất cao và ổn định Bà con càng cần chú ý lượng phân bón cho cây cũng tăng dần lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.

VÚ SỮA BẮC THẢO TRỒNG NHIỀU Ở ĐÂU

Cây Vú Sữa Tím Bắc Thảo ngày càng được nhiều nhà vườn chọn trồng bởi trái Vú Sữa Bắc Thảo bán được giá và rất thu hút trên thị trường. Trái Vú Sữa Tím Bắc Thảo to hơn so với các loại Vú Sữa khác (khoảng 3 trái/kg), màu tím rất đẹp, vỏ cứng, có thể chuyên chở xa không bị dập, thịt ngọt, dai, giòn, ít mủ, ít hột. Giống Vú Sữa Tím Bắc Thảo được trồng nhiều ở khu vực phía Nam và một số tỉnh thành ở Miền Trung, Miền Bắc.


Vú Sữa Bắc Thảo trồng nhiều ở đâu

Đặc tính Cây Vú Sữa Bắc Thảo

Cây Vú Sữa Bắc Thảo không kén đất nhưng cây thích hợp nhất khi được trồng trên đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua có độ pH 5,5-6,5. Những nơi có nhiệt độ 22-34 độ C và độ cao địa hình so với mặt nước biển không quá 400m.


Đặc tính Cây Vú Sữa Bắc Thảo

Đặc biệt cây chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông. Vì thế, khi trồng Cây Vú Sữa Tím Bắc Thảo với mục đích kinh doanh Bà con nhà vườn cần lưu ý kỹ những đặc tính sinh thái này của cây để lựa chọn nơi trồng phù hợp.

Vùng nào trồng nhiều Vú Sữa Bắc Thảo?

Hiện nay, Giống Vú Sữa Bắc Thảo đang được nhân rộng trồng ở nhiều nơi thậm chí là thay thế diện tích Vú Sữa Lò Rèn đã thoái hóa, sâu bệnh cho năng suất kém. Nhiều Bà con nhà vườn trước kia trồng chuyên canh Vú Sữa Lò Rèn để kinh doanh nay cũng đã chuyển sang trồng Vú Sữa Bắc Thảo.


Vùng nào trồng nhiều Vú Sữa Bắc Thảo

Vì thế, Giống Vú Sữa này đã nhanh chóng được nhân rộng trồng tại nhiều tỉnh thành ở phía Nam như: Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau…Không chỉ vậy, Giống Vú Sữa Bắc Thảo còn được trồng tại nhiều tỉnh thành ở Miền Trung, Miền Bắc nước ta nhưng diện tích không nhiều do điều kiện khí hậu không thuận lợi như Miền Nam.